Hình tượng KingKong Khỉ đột trong văn hóa đại chúng

King Kong là một sản phẩm của văn hóa đại chúng Mỹ và có chỗ đứng lâu đời trong lịch sử điện ảnh Hollywood. Bắt đầu với phiên bản ra mắt năm 1933, Kong lần lượt được tái hiện sau nhiều phiên bản làm lại và song song, nó phản ánh một cách nhẹ nhàng hoặc sâu sắc tình hình chính trị và xã hội của nước Mỹ khi nó ra mắt. Phân biệt sắc tộc, khủng hoảng tài nguyên, mối lo hạt nhân. Sau bản King Kong 1976, Kong im tiếng khá lâu cho đến khi được Peter Jackson mang trở lại màn bạc vào năm 2005. Xây dựng Kong là một loài "chúa sơn lâm" với vẻ bên ngoài xù xì thô ráp nhưng bên trong lại nhạy cảm và trầm tư. Với kỹ xảo điện ảnh đột phá, cốt truyện ấm áp cùng diễn xuất của những diễn viên bộ phim đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng khán giả.

Kong Đảo đầu lâu

Các nhà làm phim Hollywood thường khắc họa King Kong là một sản phẩm từ trí tưởng tượng là một con khỉ đột được phóng to thành khổng lồ leo trèo thoăn thoắt, nhảy chuyền qua những vách núi hàng vài chục mét giống như những con khỉ thông thường. Lần đầu tiên xuất hiện năm 1993, đến 2017, King Kong chuyển thể vẫn giữ nguyên bản chất là của một con khỉ đột phóng đại n lần. Nếu như ở phiên bản King Kong năm 2005, nó chỉ cao khoảng 8m tức gấp 7 lần kích thước bình thường của một con khỉ đột bình thường và gần 22 lần so với tinh tinh thông thường, thì năm 2017, vị vua Kong cao lên tới gần 30m gấp 20 lần chiều cao trung bình của 1 con khỉ đột trưởng thành mà vẫn đang trong tuổi phát triển theo tiết lộ của nhân vật trong phim.

Trong khi King Kong trong phim là một con khỉ đột cao 8m, nặng khoảng 20 tấn thì King Kong phiên bản năm 2017 nặng khoảng 1.400 tấn, theo tỷ lệ cơ thể, nó có thể nặng gấp 15.750 lần tinh tinh thông thường, tức là lớn hơn gần 16.000 lần so với tinh tinh (cá thể tinh tinh đầu đàn thường cao 1,2m và nặng tầm 90 kg), tay Kong có khả năng nâng vật nặng 2.100 tấn (tay tinh tinh khỏe gấp đôi tay người) dù ít khi dùng hàm để chiến đấu, hàm của Kong sẽ có sức mạnh tương đương 1.893 tấn gấp 835 lần cá sấu sông Nile, tức răng khỏe hơn cá sấu sông Nile 800 lần. Để giữ cơ thể vua Kong được vững vàng, đôi chân của nó khỏe gấp nhiều lần loại máy bay lớn nhất thế giới AN-225[9].

Có những điểm khác biệt cơ bản giữa "Kong: Skull Island" và "King Kong" (2005) của đạo diễn Peter Jackson. Vai trò của Kong được mở rộng hơn là các biểu tượng quái vật và một lần nữa Kong được mang trở về với màn ảnh rộng. Kong 2017 không còn tính độc lập và nội dung của nó phải phục vụ cho bức tranh lớn hơn về thế giới của những loài quái vật. Trong phiên bản của Peter Jackson, Kong chỉ cao 25 feet, tương đương toà nhà 3 tầng. Tuy nhiên, trong phiên bản năm 2017, kích thước của Kong được đẩy lên gấp 4 lần. Với vóc dáng mới này, Kong mới có thể chiến đấu lại cả Godzilla. Dự án Godzilla vs King Kong là lần gặp mặt đầu tiên giữa hai quái vật trong thế kỷ 21. Sự hùng vĩ và hoành tráng của Kong trong bản này cũng vì thế mà đẩy cao hơn.

Kong 2017 được cho đứng thẳng bằng hai chân như con người, khác với bản 2005 khi chỉ đơn giản là một con Gorilla có kích thước khổng lồ. Ở phiên bản mới nhất, Kong cũng thông minh hơn, biết tư duy phân biệt được mục đích của con người, biết dùng vũ khí, biết tôn thờ cha mẹ. Trong Kong 2017, những kẻ đến xâm phạm lãnh thổ của Kong là tổ chức có tên Monarch, họ đã dùng vệ tinh để khám phá ra chỗ ở của các quái vật. Bối cảnh "vương quốc" của Kong trong năm 2005, Kong chỉ xuất hiện trên đảo trong một phần của bộ phim. Kong có đất diễn ở New York nhiều hơn. Và phân đoạn trên đỉnh tòa nhà Empire State kinh điển được Peter Jackson tái hiện một cách xuất sắc.

Trong khi đó Kong: Skull Island dành toàn bộ thời lượng phim trên đảo. Kong là vị vua của đảo Đầu lâu và thừa kế lại nhiệm vụ canh giữ đảo từ cha mẹ. Người dân trên đảo tôn thờ Kong và sống dưới sự bao bọc của Kong khỏi đám quái vật dưới lòng đất. Hầu hết các phiên bản Kong đều có một mỹ nhân để tô điểm cho màn ảnh.Với Kong 2005, Naomi Watts có thể coi là mỹ nhân đáng nhớ nhất, xuất sắc nhất từng xuất hiện đóng cặp với quái vật sơn lâm. Nhân vật của cô trong phim là một cô gái trẻ, nhiều hoài bão và toả ra hào quang của một tâm hồn trong sáng. Bản năm 2017, vai trò này thuộc về Brie Larson, nhân vật Mason Weaver đóng vai một nữ phóng viên phản chiến có phần chủ động và mạnh mẽ hơn nhưng mối quan hệ của cô với Kong đã ít lãng mạn hơn trước đây rất nhiều.

Tính biểu tượng của Kong trong Kong: Skull Island, Kong, một đại diện của thiên nhiên nhân từ và phân minh. Kong trong Skull Island hiện ra uy nghi, bề thế như một vị vua, biết mình đại diện cho ai và sứ mệnh của mình là gì. Phiên bản năm 2005 của Peter Jackson, Kong không phải là đại diện cho tự nhiên nữa mà được nhân hoá, mang ngoại hình chúa sơn lâm có những rung động sân si như con người. Đảo Đầu lâu của Kong thật khủng khiếp, bộ tộc man rợ, khủng long bạo chúa, giun đất ăn thịt người, mà Kong, vua của tất cả, lại mang căn tính con người. Con quái vật khổng lồ cuối cùng đã phải lòng cô gái New York nhỏ nhắn và thánh thiện.

Hình tượng khỉ đột

King Kong năm 2005 nhiều lần cứu sống cô mỹ nhân trên đảo, và cũng vì cô mà giã từ ngai vàng trên đảo Đầu lâu để đến với thế giới con người. Phải bước vào thế giới ấy nó mới biết thế giới loài người còn tàn khốc hơn. Bị đem ra làm trò giải trí, bị coi như quái vật, bị săn đuổi, bị khinh bỉ, Kong trở nên lạc lõng giữa mùa đông lạnh lẽo của loài người. Đến cuối cùng, nó chết. Chúa tể rừng xanh chấp nhận cái chết. Vì duy nhất một lần trong đời, con quái vật đã biết thế nào là yêu và câu nói "Không phải máy bay, mà chính là mỹ nhân đã giết con quái vật" đã thể hiện rõ, so với phiên bản của Peter Jackson đạo diễn, Kong: Skull Island của đạo diễn Jordan Vogt-Robert vốn có nhiều khác biệt cơ bản.

Xét trên góc độ lịch sử, loài người chưa tìm ra bằng chứng nào về quái vật khỉ có kích cỡ ngang với King Kong, nó không tồn tại trong mắt các nhà khoa học, và các bằng chứng lịch sử chưa bao giờ tìm thấy sinh vật nào giống như vậy. Trong khi hiện nay, các linh trưởng được xem là có thể xác khổng lồ chỉ có tinh tinh, đười ươikhỉ đột, trong đó khỉ phía Đông là phân loài có kích cỡ lớn nhất hiện nay. Một cá thể khỉ đột to nhất sẽ có khối lượng cơ bắp đồ sộ và nặng tới 180 kg, có thể đạt chiều cao bằng một người trưởng thành từ 1,7-1,8m là giống khỉ lớn nhất hiện nay, ngay cả Người Tuyết YetiBigfoot là những sinh vật có hình hài giống khỉ cũng chỉ cao khoảng hơn 2m. Trước đây cũng từng tồn tại một loài linh trưởng khổng lồ đã tuyệt chủng là Gigantopithecus với chiều cao hơn 3m, có thể đạt tới 4m, nặng khoảng 500 kg.

Nếu vì lý do nào đó mà tồn tại một con khỉ đột cao 30m như Kong thì liệu nó có thể sống và chạy nhảy, chiến đấu như trong phim King Kong là phi lý và không thể tồn tại trong đời thực được. Đặt giả thuyết liệu một con khỉ đột với thân thể to gấp 5 lần bình thường thì về khoa học nó sẽ không tồn tại được hoặc ít nhất nếu tồn tại, hình hài của nó sẽ không thể giống như những gì các nhà làm phim nghĩ ra. Vấn đề chính là King Kong quá nhanh nhẹn so với một con vật có kích thước của nó, theo vật học, trọng lượng của 1 vật tỷ lệ thuận với thể tích của nó, khi kích thước của một vật tăng gấp đôi, thể tích và trọng lượng sẽ phải tăng gấp 8 lần, King Kong trong phim chỉ đơn giản là một con khỉ đột cỡ lớn, nên việc di chuyển tương tự như vậy là điều không thể.

Với công thức tương quan sinh trưởng n * n * n = n^3 lần thì có nghĩa là nếu một con khỉ đột cao 1 mét nặng 100 kg, thì King Kong năm 2005 cao gấp 8 lần (8m) sẽ có trọng lượng gấp 8 * 8 * 8 = 512 lần tương đương với 51,2 tấn. Nếu xem King Kong là khỉ đột phiên bản to gấp 5, thì trọng lượng của nó sẽ tăng 5^3 lần là 125 lần mà một con khỉ đột trưởng thành nặng 180 kg, vậy King Kong sẽ nặng khoảng 22,5 tấn. Còn nếu 1 con khỉ cao 1.5 mét nặng 100 kg, thì King Kong cao gấp 20 lần (30m) sẽ có trọng lượng gấp 20 * 20 * 20 = 8.000 lần tương đương với 800 tấn. Kích thước tăng gấp 3 nhưng trọng lượng tăng gấp 27 lần, cụ thể là khi 1 khối lập phương to gấp 3 lần kéo theo trọng lượng của nó sẽ tăng 3*3*3=27 lần trong khi diện tích mặt cắt ngang chỉ tăng có 3*3=9 lần.

Đồng thời, chân và tay của King Kong sẽ cũng sẽ to lên theo thân thể. Và khả năng chịu lực (giới hạn bền) của một chân sẽ tỉ lệ thuận với diện tích mặt cắt ngang qua cái chân đó. Điều ấy có nghĩa là khi chiều cao tăng lên 8 lần, tiết diện cắt ngang qua tay hoặc chân của King Kong sẽ tăng lên 8 * 8= 64 lần, trọng lượng thân xác tăng 512 lần nhưng tay chân lại chỉ phát triển hơn có 64 lần ở phiên bản năm 2005 và theo phiên bản năm 2017 thì chiều cao tăng lên 8 lần, diện tích mặt cắt ngang qua tay hoặc chân của King Kong sẽ tăng lên 20 * 20= 400 lần, hoặc tính chung, diện tích mặt cắt ngang chỉ to lên 25 lần, tức là khả năng chịu lực cũng chỉ tăng 25 lần. Trọng lượng tăng 8000 lần nhưng tay chân lại chỉ phát triển hơn có 400 lần, điều này khiến một con khỉ đột mà to như trên phim với kích thước của Kong thì việc bước đi còn khó nhọc chứ không thể nhảy nhót, đánh nhau được.

Mỗi bước đi, dù là nhẹ nhất của Kong cũng sẽ ẩn chứa nguy cơ gãy xương chân vì giả thuyết rằng King Kong cũng là con vật bằng xương bằng thịt chứ không phải là một con vật có bộ xương cứng chắc như thép nên mỗi bước đi bình thường đều khiến xương chân của con vật bị dồn nén tới gần giới hạn bền (độ chắc khỏe) nên sẽ gây ra rất nhiều đau đớn. King Kong là một phiên bản cỡ lớn của khỉ đột nhưng có tương quan kích thước chân và cơ thể hoàn toàn đồng dạng với một con khỉ đột bình thường nên King Kong giữ được hình dáng như một con khỉ đột bình thường là điều không thể. Những con vật có kích cỡ của Kong sẽ phải đi lại rất chậm rãi, rón rén, ngại va chạm giống như một con voi phải di chuyển từ tốn, nhưng Kong có thể bị té lăn từ trên vách núi xuống đất đầy va đập bầm dập nhưng lại ngay lập tức đứng bật dậy chạy được là sự phí lý.

Khỉ đột và khỉ mặt chó

Trong trường hợp của King Kong (phiên bản nhỏ năm 2005) cao gấp 7 lần một con khỉ đột bình thường vậy thì trọng lượng của nó sẽ là khoảng 60 tấn. Một cơ thể của sinh vật đứng bằng hai chân, thậm chí kể cả đi trên bốn chân cũng chẳng thể đỡ được trọng lượng lớn như vậy, với trọng lượng như vậy mà Kong lại được tạo hình dưới dạng một sinh vật linh trưởng đi bằng hai chân, thỉnh thoảng chống tay xuống đất thành bốn chân như vua Kong thì nó chẳng thể đi được chứ đừng nói là chạy nhảy và chiến đấu như trên phim, kể cả nó có cố gắng di chuyển thì chỉ vài bước là sẽ bị gãy xương vì dồn trọng lực quá lớn, rồi một sinh vật khổng lồ mà lại không thể di chuyển được thì chỉ làm mồi cho những loài vật khác, hoặc là để có trọng lượng lớn như vậy, chúng sẽ phải có cấu tạo hình dạng cơ thể đặc biệt và hình dạng của King Kong không đáp ứng được điều này.

Một chi tiết khác là trong bộ phim vào năm 2005, cảnh quay cho thấy King Kong chỉ biết gặm tre trúc y như một con khỉ đột thực thụ nhưng với lối sống năng động và di động, chiến đấu liên tục của Kong thì chế độ ăn uống khá đạm bạc như vậy mang lại quá ít năng lượng nên nếu để đủ sức chạy nhảy mà chỉ ăn tre nứa thì Kong có lẽ phải nhai nuốt tre suốt 24/24 giờ. King Kong phiên bản năm 2017 nặng khoảng 1.400 tấn, có khả năng nâng vật nặng 2.100 tấn thì sẽ cần phải ăn hơn 46 tấn thức ăn mỗi ngày tương đương với 400.000 quả chuối[9] nên đến phim Kong: Skull Island năm 2017, vị vua Kong khôn ngoan đã điều chỉnh chế độ ăn của mình một cách hợp lý, thay vì chỉ nhai lá cây, rễ cây vốn cung cấp quá ít calo cho lối sống tăng động, thì vua Kong đã biết cân bằng, bổ sung thêm hải sản tươi sống vào thực đơn để bù đạm với cảnh quay vua Kong ăn thịt sống con thủy quái mực lai bạch tuộc (Mire Squid) sau khi hạ nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khỉ đột trong văn hóa đại chúng http://www.gamedaily.com/articles/galleries/now-yo... http://news.zing.vn/kong-skull-island-kong-to-lon-... https://www.ngv.vic.gov.au/essay/stowed-away-emman... https://www.nytimes.com/2013/04/07/books/review/be... https://vnexpress.net/tro-ly-giao-vien-bi-sa-thai-... https://web.archive.org/web/20080912070423/http://... https://web.archive.org/web/20130406181545/http://... https://en.wikipedia.org/wiki/Arthropods_in_cultur... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology)